XU HƯỚNG TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

Thứ hai, Ngày 19 tháng 07 năm 2021 04:18 PM

Khi chọn một ngành nghề để theo đuổi thì bạn có thể xét theo 2 khía cạnh? Theo bạn đó là khía cạnh nào?

Thứ nhất, là yếu tố đầu vào: chính là năng lực và đam mê của bạn, thể hiện khả năng học tập thi cử, ước mơ của bạn; là yếu tố chủ quan, phụ thuộc vào cá nhân bạn.

Thứ hai, là yếu tố đầu ra: thể hiện ở khả năng có được việc làm sau khi ra trường, là yếu tố khách quan, phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường tuyển dụng và tình hình kinh tế.

Nếu yếu tố chủ quan thuộc bản thân chắc chắn bạn hiểu rõ, còn yếu tố khách quan thì bạn có thể tham khảo những thông tin trong “Báo cáo về thị trường tuyển dụng Việt Nam” của Vietnamwork-hiện đang là một trong những công ty tuyển dụng lớn nhất tại Việt Nam như sau:

Về tổng quan thị trường tuyển dụng:

Nhu cầu nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2019 trên góc độ toàn thị trường có tốc độ tăng trưởng trung bình là 55%.

Vietnamwork đã đưa ra bảng xếp hạng 20 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất, trong đó 5 ngành top đầu như sau:

Zalo
Nguồn: Vietnamwork, 2020

Nhu cầu nhân lực cao nhất là ngành Bán hàng có nhu cầu nhân lực cao nhất. Để trở thành nhân viên bán hàng, yêu cầu trình độ ở nhiều cấp độ khác nhau, từ phổ thông đến cao học.

Ở vị trí số 2, ngành Tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, BĐS)/Đầu tư có nhu cầu rất lớn về số lượng lao động. Nhiều vị trí ở ngành này đòi hỏi bạn phải có trình độ chuyên môn nhất định, hoặc những văn bằng chứng chỉ liên quan đến ngành nghề, nếu bạn tốt nghiệp ở những cơ sở đào tạo uy tín, sẽ tăng khả năng xin được việc làm với mức thu nhập cao.

Về tỷ lệ tăng trưởng nhân lực:

Nếu chỉ nhìn ở 1 năm sẽ chưa thể khẳng định được liệu rằng nhu cầu nhân lực ngành đó có thực sự cao hay không. Số liệu của Vietnamwwork về tăng trưởng nhân lực trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay như sau:

TOP 5 NGÀNH CÓ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NHÂN LỰC VƯỢT BẬC

Zalo
Nguồn: Vietnamwork, 2020

Năm 2015, tốc độ tăng của ngành Tài chính/đầu tư ở vị trí thứ 3, ngành Ngân hàng ở vị trí thứ 5. Tuy nhiên đến năm 2019, hai ngành này đều vươn lên vị trí lần lượt là 2 và 4.

Trong giai đoạn này, ngành pháp lý có mức tăng trưởng nhiều nhất, nhưng nhu cầu nhân lực về số lượng không thực sự lớn nên không thuộc bảng xếp hạng số lượng nhu cầu nhân lực trong top 20 ở trên, (lưu ý, tốc độ tăng trưởng là tỷ lệ %-khác với mức độ tăng số tuyệt đối-ngành có tốc độ tăng trưởng cao chưa chắc nhu cầu về số lượng lao động nhiều).

Tổng kết:

Trong 2 bảng số liệu trên, ngành Tài chính/Ngân hàng, Đầu tư/Bất động sản đều xếp ở các vị trí trong top 5-đồng nghĩa với nhu cầu lao động cho ngành này cao cả về số lượng, và nhu cầu liên tục gia tăng qua từng năm. Điều này hoàn toàn đúng ở 2 lý do sau: thứ nhất, xét về góc độ kinh tế, bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng đều gắn liền với các giao dịch tài chính, điều này khiến quy mô của ngành tài chính liên tục tăng trưởng và mở rộng theo quy mô nền kinh tế; Thứ 2, tài chính ngân hàng là một chuyên ngành rộng, có thể làm việc ở nhiều loại hình tổ chức khác nhau, bên cạnh các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, bất kỳ công ty doanh nghiệp nào cũng đều cần có nhân lực trong lĩnh vực tài chính.

Link tham khảo: https://tinyurl.com/34pu55u4

Tag: ,