Thu nhập ngành Tài chính Ngân hàng dưới tác động của đại dịch Covid
Thứ tư, Ngày 9 tháng 03 năm 2022 09:30 AM
Làn sóng đại dịch lần thứ 4 đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều phương diện kinh tế và xã hội. Nhiều ngành nghề/doanh nghiệp/tổ chức và người lao động gặp khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế, lao động và thu nhập ngành Tài chính ngân hàng chịu tác động ít hơn so với nhiều ngành nghề khác. Dưới đây là một số thông tin về tác động của đại dịch covid 19, đến thị trường tuyển dụng và thu nhập của ngành Tài chính ngân hàng và một số ngành nghề.
1. Về nhu cầu thị trường cho nhân sự:
Báo cáo Thị trường tuyển dụng của Vietnamwork 2021 cho thấy, ngành Tài chính ngân hàng là ngành có mức tăng trưởng lao động cao hàng đầu hiện nay với mức 65%, tiếp theo là Y tế, chăm sóc sức khoẻ tăng 64%...Điều này cho thấy, thị trường lao động ngành Tài chính ngân hàng vẫn rất rất sôi động dù chịu tác động của đại dịch.
2. Về thu nhập:
Thu nhập ngành Tài chính ngân hàng thuộc top đầu trong số các ngành nghề, cụ thể như sau:
Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, năm 2020 thu nhập bình quân của người Việt Nam là 6.597.000 đồng. Tài chính ngân hàng là ngành có mức thu nhập cao hơn so với thu nhập trung bình khá nhiều, đạt 9.608.000đ đây là mức thu nhập cao thứ hai trong số 20 ngành nghề được thống kê, chỉ đứng sau việc làm tại các cơ quan/tổ chức quốc tế (tuy nhiên nhu cầu nhân sự cho các cơ quan quốc tế thấp nhất trong các ngành).
Báo cáo lương của Vietnamwork cho thấy, top 5 ngành có thu nhập cao nhất, dẫn đầu là Tài chính/đầu tư/ngân hàng tiếp theo là công nghệ thông tin/marketing/xây dựng. Riêng lĩnh vực tài chính/đầu tư, có 25% người thuộc vị trí quản lý/trưởng phòng đang nhận được mức lương từ mốc 70.000.000 đồng trở lên.
3. Về tác động của đại dịch covid đến nhân sự và thu nhập:
Đại dịch covid khiến các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự và thu nhập của người lao động, tình hình một số ngành cụ thể như sau:
Tài chính/ Ngân hàng/ Bảo hiểm và Điện tử/Điện tử viễn thông, là những ngành có mức cắt giảm ở mức thấp nhất là 5-10% lương và phúc lợi, các đơn vị thuộc ngành này thường có quy mô hơn 1000 người lao động, không cắt giảm nhân sự.
Ngành Nhập khẩu/ Xuất khẩu, Thương mại/ Bán lẻ/ Bán sỉ, Dịch vụ quảng cáo/ Tiếp thị trực tuyến/ Truyền thông đã cắt giảm 15%-20% lương và phúc lợi.
Top ngành cắt giảm nhiều nhất:
Ngành Nhà hàng/ Khách sạn/ Du lịch, Giáo dục/ Đào tạo đã cắt giảm tới 80% lương.
Ngành Bất động sản/Cho thuê ngắn hạn, dài hạn, Xây dựng/ Kiến trúc, Gia công/ Chế biến/ Sản xuất…thực hiện cắt giảm 25-50% lương và phúc lợi.
Như vậy, dưới sự ảnh hưởng của Covid 19 nhiều ngành, nghề buộc phải cắt giảm nhân sự, lương và chế độ phúc lợi, thì Tài chính ngân hàng vẫn là duy trì được nhân sự và cắt giảm thu nhập ít nhất, cho thấy mức độ ổn định của ngành này, so với nhiều ngành nghề khác.