THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Chủ nhật, Ngày 27 tháng 03 năm 2022 07:34 AM

Đại dịch covid-19 tác động tiêu cực đến thị trường lao động như thế nào?.

 Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO, 2021) cho thấy, đầu năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu lên đến 8.8%, với khoảng 114 triệu việc làm bị ảnh hưởng, thu nhập của người lao động giảm khoảng 3.7 nghìn tỷ USD tương đương với 4.4% GDP toàn cầu.

Tại Việt Nam, sau đợt dịch thứ tư, khoảng ¼ DN và cơ sở SXKD ngừng hoạt động tạm thời hoặc phá sản, 2/3 số cơ sở thực hiện cắt giảm chi phí lao động như giảm giờ làm, giảm thu nhập và phúc lợi, thậm chí cho người lao động nghỉ không lương.

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê (2021), đợt dịch lần thứ tư bùng phát, khiến số lao động tham gia thị trường giảm khoảng 2 triệu người (từ quý II đến quý III năm 2021), là mức giảm nhanh và lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây, thu nhập bình quân giảm khoảng 2,6 triệu đồng từ quý II đến quý III năm 2021 (giảm khoảng 1/3 so với thu nhập bình quân năm 2020 là 6.597 triệu đồng).

Mức độ cắt giảm nhân sự theo lĩnh vực ngành nghề như thế nào?

Khảo sát của Vietnamwork với 400 doanh nghiệp trên cho thấy:

§  49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi, phần lớn nhóm ngày thuộc các ngành IT/Tài chính/ Ngân hàng/ Bảo hiểm, Xuất-Nhập khẩu.

§  16.7% Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự

§  18,9% chọn duy trì nhân sự và cắt giảm lương & phúc lợi nhằm giảm chi phí trong đại dịch, duy trì nhân sự tạo cơ hội cho phục hồi sau dịch. Trong đó ngành Nhà hàng / Khách sạn / Du lịch, Giáo dục / Đào tạo cắt giảm thu nhập nhiều nhất tới 80% thu nhập, ngành Điện tử - Điện tử viễn thông, Tài chính/ Ngân hàng/ Bảo hiểm cắt giảm ở mức thấp nhất là 5-10% (họ là những doanh nghiệp có quy mô hơn 1000 người lao động)

Ngành

Mức cắt giảm lương và phúc lợi

 Ngành Nhà hàng / Khách sạn / Du lịch, Giáo dục

80%

Ngành Bất động sản / Cho thuê ngắn hạn, dài hạn, Xây dựng / Kiến trúc, Gia công/ Chế biến/ Sản

25%-50%

Ngành Xuất-Nhập khẩu, Thương mại/ Dịch vụ quảng cáo / Tiếp thị trực tuyến/ Truyền thông

15%-20%

Tài chính/ Ngân hàng/ Bảo hiểm/Điện tử

5%-10%

Tại sao Ngành Tài chính ngân hàng luôn duy trì được nhân sự trong khủng hoảng?

Trong đại dịch covid, Tài chính ngân hàng là một trong số ít lĩnh vực được phép hoạt động, vì thế nhân sự ngành này thường không bị cắt giảm. Ngành tài chính ngân hàng có tầm quan trọng lưu thông tiền tệ cũng giống như mạch máu của nền kinh tế, nếu mạch máu tắc nghẽn chắc chắn mọi hoạt động kinh tế xã hội đều bị đình trệ, cuộc sống sinh hoạt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

 

Xu hướng nhân lực ngành tài chính ngân hàng

Báo cáo của McKinsey cho thấy nhu cầu về nguồn nhân lực ngành tài chính chuyên nghiệp gia tăng khoảng 8-9% đến năm 2030, với các vị trí công việc sẽ mới hoàn toàn, nhiều vị trí công việc hiện tại sẽ chuyển hóa đáp ứng sự thay đổi của công nghệ.

Diễn đàn Kinh tế thế giới (2020) (World Economic Forum – WEF) nhận định, sẽ có khoảng 65% công việc mới xuất hiện trong tương lai liên quan đến những ngành nghề sản sinh từ các mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, tài chính công nghệ - FinTech, và đó là xu hướng.

Lĩnh vực ngân hàng đã và đang có chiến lược tái cấu trúc về mặt số hóa hệ thống, từ việc vận dụng các nền tảng số trong quản lý và giao dịch. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có kế hoạch chuyển đổi số cho ngành ngân hàng đến năm 2025, với ngành dịch vụ tài chính đóng vai trò tiên phong cho quá trình số hóa toàn diện và lấy con người làm trung tâm. Khi đó, các ngân hàng không chỉ hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp công nghệ trong nước, mà phải mở rộng ra phạm vi toàn cầu, nhằm hướng đến đội ngũ lao động đủ khả năng tiếp thu và ứng dụng những công nghệ chuyển giao mới cho Việt Nam.

Về đào tạo thích ứng nhu cầu thị trường

Năm 2021, Học viện Ngân hàng ban hành Khung chương trình đào tạo và Chuẩn đầu ra mới, trong đó đề cao tầm quan trọng về năng lực số của sinh viên. Chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra mới đã bắt đầu được áp dụng cho sinh viên từ năm học 2021-2022, với kỳ vọng và mục tiêu tất cả sinh viên tốt nghiệp từ Học viện ngân hàng (bao gồm cơ sở tại Phân viện Phú Yên và Bắc Ninh) đều đạt chuẩn đầu ra với đầy đủ kỹ năng, trong đó chú trọng năng lực số, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Mục tiêu, chuẩn đầu ra và điều kiện tốt nghiệp của chương trình đào tạo tại Học viện ngân hàng đều hướng đến mục tiêu này. Tham khảo link: https://bap.edu.vn/post/muc-tiu-chuan-au-ra-v-ieu-kien-tot-nghiep-ctt-ai-hoc-tai-hvnh

Khung chương trình đào tạo đại học hệ chính quy mới nhất, áp dụng từ năm 2021. Tham khảo link: https://bap.edu.vn/post/khung-ctt-ai-hoc-he-chnh-quy-p-dung-tu-kha-tuyen-sinh-2021-k24

Sinh viên tốt nghiệp từ Học viện Ngân hàng-Phân viện Phú Yên sẽ được nhận bằng tốt nghiệp do Học viện Ngân hàng cấp (không phân biệt trụ sở chính và phân viện), có đầy đủ năng lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số ngành ngân hàng, có thể làm việc tại nhiều cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực kinh doanh, tài chính ngân hàng.

 

Tag: ,